Gút (gout) là bệnh trong nhóm viêm màng hoạt dịch khớp do tinh thể,
Gút (gout) : Bệnh do lắng đọng tinh thể urat trong khớp, tổ chức quanh khớp. Gút (gout) là một bệnh chuyển hoá đặc trưng bằng những đợt viêm khớp cấp tái phát và lắng đọng urat trong các mô, gây ra do tăng acid uric máu
Biểu hiện đặc trưng bệnh gút thường bạn bị đánh thức đột ngột vào nửa đêm, nguyên ngân là ngón chân cái như bị lửa đốt. Nó nóng rát, sưng phồng, đau đớn và cảm giác nặng nề không thể chiu đựng nổi. Trường hợp này có lẽ bạn đang bị cơn Gout cấp tính (viêm khớp do Gout) – một dạng viêm khớp đặc trưng bởi các cơn đau nặng nề, đột ngột, khớp sưng đỏ.
Gout là một bệnh lý có lẽ được biết đến lâu đời nhất của loài người – đã hơn 2000 năm nay. Ngày xưa nó đuợc xem như là “bệnh của vua chúa” vì thường xuất hiện trên những người giàu sang với những đồ ăn thức uống của người giàu. Ngày nay người ta biết rõ rằng đây là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu. Tại Việt Nam, hiện có đến hàng triệu người đang phải khổ sở vì bệnh này.
Nam giới thường mắc bệnh này nhiều hơn phụ nữ. Bệnh Gout ở nữ thường xảy ra sau mãn kinh. Đây là một bệnh chữa trị được và có nhiều cách để phòng ngừa tái phát.
Dấu hiệu và triệu chứng :
Các triệu chứng bệnh gout hầu hết là cấp tính, xảy ra một cách đột ngột, thường vào ban đêm, không có triệu chứng báo trước. Gồm:
Đau khớp dữ dội. Gout thường ảnh hưởng những khớp lớn trên ngón chân cái, nhưng cũng có thể ở khớp bàn chân, mắt cá chân, gối, bàn tay, cổ tay,…Cơn đau điển hình có thể kéo dài 5-10 ngày rồi ngưng. Khó chịu sẽ giảm dần dần sau 1-2 tuần, các khớp có vẻ không có gì bất thường.
Viêm đỏ. Các khớp bị sưng đỏ và đau.
Nguyên nhân :
Bệnh này do nồng độ acid uric trong máu tăng quá cao. Acid uric là một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin. Chất này có thể thấy trong tự nhiên như một số loại thực phẩm – tạng động vật như gan, não, thận, lách – và cá trồng, cá trích, cá thu. Purin cũng có trong tất cả các loại thịt, cá và gia cầm.
Thông thường thì acid uric bị phân hủy trong máu và được thải ra ngoài qua thận để ra nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít. Hậu quả là acid uric trong máu tăng lên, tích lũy dần dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc các bao quanh khớp gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp.
Một số tình trạng khác, gọi là giả Gout, cũng có tình trạng lắng đọng tinh thể ở khớp nhưng không phải tinh thể acid uric mà là tinh thể calcium pyrophosphate dihydrate. Bệnh giả Gout cũng có thể gây đau khớp ngón chân cái tương tự Gout nhưng thường thì ở các khớp lớn hơn như gối, cổ tay hoặc mắt cá chân.
Yếu tố nguy cơ :
Những yếu tố hay hoàn cảnh sau có thể làm tăng acid uric máu cũng như tăng nguy cơ bệnh Gout:
Lối sống: Thường nhất là uống nhiều cồn (alcohol), đặc biệt là bia. Uống nhiều nghĩa là hơn hai cốc ở nam và một cốc ở nữ mỗi ngày. Nếu thể trọng tăng cao hơn cân nặng lý tưởng 15kg cũng làm tăng nguy cơ bệnh Gout.
Một số bệnh lý và thuốc: Một số bệnh lý và thuốc điều trị cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ bị Gout, như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ trong máu cao, hẹp lòng động mạch (do xơ vữa động mạch), phẫu thuật, các bệnh lý và tổn thương nặng, đột ngột, ít vận động,…cũng làm tăng acid uric máu. Một số thuốc như lợi tiểu thiazide (một thuốc điều trị tăng huyết áp bằng cách làm giảm lượng muối và nước trong cơ thể), aspirin liều thấp và cyclosporine (một thuốc sử dụng cho những người được ghép mô để chống thải loại mảnh ghép). Hóa trị liệu trong một số bệnh như ung thư làm hủy diệt tế bào và phóng thích một lượng lớn purin vào máu.
Gen di truyền: Một phần tư số bệnh nhân bị Gout có tiền sử gia đình bệnh này.
Tuổi và giới: Nam giới có tần suất bệnh cao hơn nữ. Phụ nữ có nồng độ acid uric máu thường thấp hơn nam, nhưng đến tuổi sau mãn kinh lại tăng lên. Nam thường bị Gout trong khoảng 30-50 tuổi, còn nữ từ 50-70.
Biến chứng: Một số bệnh nhân bị Gout tiến triển đến viêm khớp mạn tính, thường có sự thay đổi màu do lắng đọng các tinh thể dưới da cọi là sạn urat (tophi). Một số ít có thể bị sỏi thận.
Về phương pháp điều trị bệnh gút
Viện Gút là phòng khám y tế và khoa học công nghệ đầu tiên tại Việt Nam được thành lập phòng khám đa khoa để điều trị chuyên sâu cho bệnh nhân gút; Đồng thời cũng thành lập một Trung tâm nghiên cứu bệnh gút và các bệnh mạn tính liên quan để nghiên cứu, tháo gỡ các vòng xoắn bệnh lý cho những bệnh nhân gút đã bị biến chứng kháng trị.
Từ kết quả điều trị phục hồi cho những bệnh nhân gút đã bị biến chứng nặng, phương pháp điều trị tại Viện Gút dành cho bệnh nhân gút cũng đã được hoàn thiện với một liệu trình điều trị tích cực gồm 3 đợt liên tục là: Điều trị tấn công, điều trị củng cố và điều trị duy trì đến khi sạch hết tinh thể lắng đọng

- Sau điều trị bệnh nhân vẫn được theo dõi chặt chẽ mỗi 3 tháng và 6 tháng một lần để đảm bảo không còn tái phát bệnh.
* Bên cạnh đó, biện pháp mà Viện Gút triển khai cũng giúp bệnh nhân sử dụng các thuốc điều trị gút và các bệnh lý liên quan làm sao cho hiệu quả nhất đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất tác dụng phụ của các loại thuốc này đối với cơ thể người bệnh.
Với sứ mệnh mang lại nụ cười cho bệnh nhân gút; đội ngũ chuyên môn của Phòng khám Đa khoa Viện Gút đã không ngừng nỗ lực tìm tòi nghiên cứu để ứng dụng các phương pháp mới nhằm rút ngắn thời gian và chi phí điều trị bệnh.
Bs Phạm Xuân Hậu
Liên hệ tự vấn và điều trị:
Phòng Khám Đa Khoa Viện Gút
ĐC: 13a Hồng Hà Phường 2 Quận Tân Bình Tp Hổ Chí Minh

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng