Phong kham da khoa Vien Gut

BỆNH GOUT > Thông tin cơ bản về Gout

Chủ nhật, 2/04/2023
     Gửi tin qua emailE-mail  Bản để inBản in

Cơn Gout cấp tính


(Viện Gút) Cơn gút cấp thường xảy ra sau bữa ăn có quá nhiều thịt (nhất là loại có nhiều purin như thịt chó, nội tạng), sau khi uống nhiều rượu. Cảm xúc mạnh, lao động nặng, đi lại nhiều, chấn thương (kể cả chấn thương nhỏ như đi giày chật), nhiễm khuẩn... cũng là những yếu tố làm cơn đau xuất hiện.
 

Cơn gút cấp tính là một trong các biểu hiện lâm sàng của bệnh gút
- Một bệnh xảy ra do rối loạn chuyển hóa
 
axit uric trong cơ thể, làm tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn đến lắng đọng natri urat trong khớp, thận và tổ chức dưới da, gây đau. Cơn gút cấp tính lần đầu thường xảy ra ở lứa tuổi 35-55, hay gặp ở nam giới. Nó đến đột ngột vào ban đêm, gây đau khớp, đa số là khớp bàn - ngón chân cái. Khớp sưng to, đỏ, phù nề, căng bóng, nóng, đau dữ dội và tăng dần, va chạm nhẹ cũng rất đau, thay đổi mọi tư thế đều không dịu đi.

 

 Cơn đau kéo dài nhiều ngày, thường là 5-7 ngày, sau đó các dấu hiệu của viêm giảm dần. Trong cơn đau, người bệnh có thể sốt vừa hoặc sốt nhẹ, mệt mỏi, nước tiểu ít và đỏ. Cơn gút cấp tính dễ tái phát, thông thường 1-2 cơn mỗi năm, sau đó khoảng cách giữa các cơn ngắn lại, nhưng cũng có thể tới trên 10 năm mới tái phát.

 

Trong điều trị bệnh gút chế độ ăn rất quan trọng; trong mọi bữa đều không nên ăn quá mức. Với những người đã tăng axit uric (trên 70 mg/l), cần tránh những bữa ăn có quá nhiều purin, người béo phải dùng chế độ giảm calo. Không uống rượu, uống nhiều nước (2-4 lít/ngày), nhất là loại nước có nhiều bicarbonat như nước khoáng.

 

 

 

 

Khi bị cơn gút cấp tính, phải dùng ngay thuốc chống viêm. Thuốc có hiệu lực tốt nhất là colchicin, uống 1 viên 1 mg x 2-3 lần trong ngày đầu (tối đa 4 viên); 1 viên x 2 lần trong ngày thứ hai và 1 viên/ngày trong 3 ngày tiếp theo. Liều duy trì để tránh cơn tái phát là 1 viên mỗi ngày, uống trong 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc dài hơn. Những người suy gan, suy thận, suy tủy xương cần thận trọng khi dùng thuốc và phải được sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
 

Thuốc chữa bệnh gút
 
Ngoài thuốc colchicin có thể dùng phenylbutazon hoặc indomethacin tuy chúng tác dụng có kém hơn. Những thuốc này cũng có tác dụng phụ không tốt, cần có sự hướng dẫn của các bác sĩ có chuyên môn
 

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

 



Các tin liên quan:



CÁC CHỦ ĐỀ:
Chia sẻ kinh nghiệm điều trị Gout
Dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout
Truyền hình với bệnh Gout
Báo chí với bệnh Gout
Kết quả điều trị bệnh gút
Tài liệu tham khảo
Hình ảnh vể bệnh Gout
Hỏi Đáp thắc mắc bệnh gút
Bảng Giá
Văn bản SYT

THÔNG BÁO  

 

THÔNG BÁO lịch nghỉ lễ Lịch nghỉ lễ 30/4  và Ngày Quốc tế lao động

 

 Hỗ trợ Trực Tuyến 

Zalo Viện Gút

Tin tức nội bộ 

Tọa đàm khoa học “Chung tay để chiến thắng bệnh gút”.

Lễ ra mắt Viện nghiên cứu bệnh gút

Thông báo nghỉ tết âm lịch 2021

Kết quả điều trị bệnh gút nặng của Viện Gút vừa được công bố tại Mỹ

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch

Thông báo nghỉ lễ 30/4 & ngày 1/5

Hình ảnh về bệnh gút

Các nhà khoa học chung tay vì bệnh nhân Gút

Viện Gút - 4 năm một khởi đầu lịch sử

Bệnh nhân gút cần biết

 Bài Nhiều Người đọc 

Để gút không còn là nỗi đau

Lễ ra mắt Viện nghiên cứu bệnh gút

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch

Chương trình “Sống khoẻ sống lâu” về bệnh gút

Kết quả đột phá trong điều trị bệnh Gút

Kinh nghiệm điều trị của bệnh nhân Gout kèm theo suy gan, suy thận

Kinh nghiệm điều trị của môt bệnh nhân gout đã biến dạng chân tay

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout

Tìm kiếm nhanh 

Kết quả điều trị bệnh gút 
Chữa trị thành công bệnh gút
Thông tin y khoa 

Thông báo thời gian làm việc trở lại sau Tết nguyên đán 2022

Sử dụng thuốc lợi tiểu và nhiều tác dụng không mong muốn

Thuốc làm tăng bệnh gút

Thịt đỏ giàu hàm lượng protein làm tăng nguy cơ suy thận

Thêm 12 người Sài Gòn nhiễm virus Zika

Hiểu đúng về bệnh lý khô dịch khớp

Tác dụng của các loại đậu đỗ

Bệnh nang gan có cần điều trị không ?

Người bệnh bỏ lơ biến chứng của bệnh gout

Những điều cần biết về cao huyết áp

CỔNG THÔNG TIN SỞ Y TẾ 

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

V/v triển khai Thông tư số 27/2021/TT-BYT quy định kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử

Về việc tổ chức khóa tập huấn đảm bảo chất lượng thuốc và quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt

Về thực hiện kết nối liên thông cơ sở bán buôn thuốc

Xem thêm

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIỆN GÚT

 ĐC : 13A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Điện Thoại: 1900 6506
Giờ làm việc: Sáng từ: 06h30 - 11h30   Chiều từ: 13h00 - 16h30  Từ thứ 2 đến thứ 7

* Hiệu quả có thể thay đổi tùy theo từng người

© 2008 - 2011 DMCA.com Protection Status