Phong kham da khoa Vien Gut

BỆNH GOUT > Thông tin y khoa

Thứ ba, 19/03/2024
     Gửi tin qua emailE-mail  Bản để inBản in

Tìm Hiểu Bệnh Tiểu Đường

1. Các dạng của bệnh tiểu đường:

Có 3 dạng bệnh tiểu đường:

Loại 1:- thường được gọi là tiểu đường lúc nhỏ tuổi. Bệnh này xảy ra khi những tế bào tiểu đảo của tuyến tụy bị hủy hoại, có nghĩa là chúng không thể tạo ra insulin.

Bệnh tiểu đường loại 1 thường được chẩn đoán lúc tuổi còn nhỏ nhưng nó vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Có khoảng từ 5 -10 phần trăm trong số những người bệnh tiểu đường mang dạng bệnh này. Và bệnh là do hệ thống miễn nhiễm của cơ thể tấn công vào tuyến tụy chứ không phải do các yếu tố của cách sống.

Loại 2 – Chiếm 90 phần trăm số người được chẩn đoán mang bệnh tiểu đường. Đây là căn bệnh về cách sống mà nó là hệ quả của việc quý vị đã quan tâm đến bản thân mình như thế nào. Quý vị có thể trì hoãn hoặc ngay cả có thể ngăn chận bệnh xảy ra bằng cách năng động hơn, ăn uống lành mạnh, xuống cân, duy trì trọng lượng cơ thể tốt và khỏe cho quý vị.

Loại 3 hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ- đây là một dạng tiểu đường xảy ra cho một số phụ nữ vào giai đoạn cuối của thai kỳ và sẽ hết sau khi sanh em bé.

2. Tiểu Đường loại 2 ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Tiểu đường loại 2

Không mang bệnh tiểu đường

Tụ thế kết hợp chất insulin ở tế bào không làm cho lượng đường huyết (tiếng Anh là glu-cose) hấp thụ đủ vào tế bào. Tuyến tụy không tạo đủ chất insulin để khắc phục trở ngại “ đề kháng insulin”

Trong lúc tiêu hóa thì chất đường hữu cơ (tiếng Anh gọi là car-bo hy-drat) ví dụ như chất đường ngọt và tinh bột từ thực phẩm được chuyển hóa thành chất glu-cose mà cũng thường được gọi là đường huyết.

Sự hấp thụ đường huyết vào trong tế bào có thể giảm đi vì 2 lý do :a)Tụ thế kết hợp insulin bị ít đi Những tụ thế insulin sẵn có thì không thể thực hiện vai trò của mình.

Chất glu-cose vận hành trong máu và được sử dụng như nguồn thực phẩm cho các tế bào trong cơ thể. Tuyến tụy sản xuất chất insulin để giúp cho thế bào hấp thụ đường huyết

Các tế bào mỡ ở vùng bụng sản sinh ra những

hor-mon làm cản trở sự hoạt động của chất insulin

Chất insulin giao tiếp với một tụ thế – tụ thế là một đạm tố tim thấy trên bề mặt của tế bào. Khi chất insulin kết vào tụ thế thì nó bắt đầu một loạt những tiến trình nội bào (những sự kiện xảy ra bên trong tế bào) để dẫn đến kết quả là sự hấp thụ đường huyết vào trong tế bào.

Bởi vì chất insulin không thể hoạt động hữu hiệu và không được tuyến tụy sản xuất đủ nên sự vận chuyển glu-cose vào trong tế bào bị hạn chế, và như thế thì lượng đường trong máu sẽ lên cao

Quá trình hấp thụ glu-cose vào trong tế bào sẽ làm cho đường trong máu trở lại mức bình thường

3. Những bệnh trạng nào thường gắn liền với bệnh tiểu đường?

Nếu để bệnh không chữa trị hoặc quản lý bệnh không đúng cách thì có thể gây ra nhiều biến chứng gồm có:

•   Bệnh tim và/hoặc đột quỵ

•   Bệnh thận

•   Bệnh về mắt

•   Ở phái nam thì bị bất lực trong quan hệ sinh lý

•   Tổn thương dây thần kinh

Trong việc ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi đầu của các biến chứng thì bước đầu tiên là am hiểu những yếu tố nguy hiểm cũng như những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường.

4. Những yếu tố nguy hiểm của bệnh tiểu đường là những điểm nào?

Ở tuổi 40 trở lên thì quý vị dễ có nguy cơ mang bệnh tiểu đường loại 2, do đó cứ ít nhất 3 năm quý vị nên được kiểm tra một lần. Và nên được kiểm tra sớm hơn, và/hoặc thường xuyên hơn nếu quý vị nằm

trong nhóm có nguy cơ cao (người thổ dân bản xứ, người gốc Tây Ban Nha/Bồ Đào Nha, Á Châu, Nam Á hoặc tổ tiên là người Phi châu) và nếu quý bị béo phì (đặc biệt là mập phì chung quanh vùng bụng). Ngoài ra cũng có những yếu tố nguy hiểm khác như:

•   Có cha mẹ, anh/em trai hoặc chị/em gái mang bệnh tiểu đường

•   Có những biến chứng gắn liền với bệnh tiểu đường

•   Sanh con cân nặng lơn 4 ký-lô, khoảng 9lb

•   Đã trải qua bệnh tiểu đường thai kỳ

•   Mức dung nạp glu-cose bị yếu hoặc kết quả kém khi thử glu-cose nhịn ăn

•   Cao huyết áp

•   Cao mỡ trong máu (cholesterol)

•   Đã được chẩn đoán mang hội chứng đa u nang ở buồng trứng, chứng acanthosis nigricans (bị những mãn da sạm trên người), hoặc bệnh tâm thần phân liệt. 

5. Những dấu hiệu cảnh báo?

Quý vị có thể nhận thấy các điều sau:

•   Khát nước hơn bình thường

•   Đi tiểu nhiều hơn

•   Lên cân hoặc sụt ký không cần cố gắng

•   Mệt mỏi nhiều hoặc cảm thấy không có sức lực

•   Các vết bầm hoặc vết cắt chậm lành

•   Cảm thấy lăng tăng như kim chích hoặc tê ở bàn tay hoặc bàn chân

•   Gặp trở ngại trong vấn đề cường dương

Tuy nhiên, có nhiều người mang bệnh tiểu đường loại 2 nhưng có thể không tỏ một triệu chứng nào cả.

6. Tập thể dục giúp đề kháng bệnh tiểu đường như thế nào?

•    Mỡ trong cơ thể làm cho các tế bào đề kháng với insulin nhiều hơn. Và insulin thì cần để chuyển hóa glu-cose thành năng lượng.

•    Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là tập kháng lực sẽ làm giảm mỡ và tăng bắp cơ. Khi cơ thể hấp thụ nhiều glu-cose hơn thì glu-cose trong máu sẽ ít lại. Điều này có nghĩa là vận động cơ thể làm hạ mức đường huyết trong lúc tập và sau khi tập.

•    Cùng với việc kiểm tra trọng lượng cơ thể và kích thích insulin hoạt động, tập thể dục thường xuyên cũng tốt cho tim. Hội Tiểu Đường của Canada đề nghị mỗi tuần ít nhất là 150 phút tập thể dục nhịp điệu ở mức vừa phải đến mức nổ lực (ví dụ 30 phút, năm ngày trong một tuần). Khi quý vị sẵn sàng, thử tập thêm thể dục kháng lực như tập nhấc tạ 3 lần trong một tuần.

Theo tài liệu của Jennifer Partridge, Tạp chí Apple

 

 

Các tin liên quan:



CÁC CHỦ ĐỀ:
Chia sẻ kinh nghiệm điều trị Gout
Dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout
Kết quả điều trị bệnh gút
Thông tin cơ bản về Gout
Truyền hình với bệnh Gout
Hình ảnh vể bệnh Gout
Báo chí với bệnh Gout
Tài liệu tham khảo
Hỏi Đáp thắc mắc bệnh gút
Bảng Giá
Văn bản SYT

Khảo sát dịch vụ 

Đánh giá của quý khách không chỉ giúp chúng tôi cải thiện mà còn cho phép chúng tôi cung cấp những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của quý khách hàng.

 Vui lòng quét mã mã vạch hoặc

Click vào đây để khảo sát

 

 Hỗ trợ Trực Tuyến 

Zalo Viện Gút

Tin tức nội bộ 

Tọa đàm khoa học “Chung tay để chiến thắng bệnh gút”.

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch

Thông báo nghỉ lễ 30/4 & ngày 1/5

Hình ảnh về bệnh gút

Các nhà khoa học chung tay vì bệnh nhân Gút

Viện Gút - 4 năm một khởi đầu lịch sử

Lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 02/09/2023

Viện Gút TP.HCM: Áp dụng siêu âm chẩn đoán sớm bệnh gút

Thông báo nghỉ tết âm lịch 2021

Thông báo lịch nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2017

 Bài Nhiều Người đọc 

Để gút không còn là nỗi đau

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch

Chương trình “Sống khoẻ sống lâu” về bệnh gút

Lễ ra mắt Viện nghiên cứu bệnh gút

Kinh nghiệm điều trị của môt bệnh nhân gout đã biến dạng chân tay

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout

Tìm kiếm nhanh 

Thông tin y khoa 

Thông báo thời gian làm việc trở lại sau Tết nguyên đán 2022

Sử dụng thuốc lợi tiểu và nhiều tác dụng không mong muốn

Thuốc làm tăng bệnh gút

Thịt đỏ giàu hàm lượng protein làm tăng nguy cơ suy thận

Thêm 12 người Sài Gòn nhiễm virus Zika

Hiểu đúng về bệnh lý khô dịch khớp

Tác dụng của các loại đậu đỗ

Bệnh nang gan có cần điều trị không ?

Người bệnh bỏ lơ biến chứng của bệnh gout

Những điều cần biết về cao huyết áp

CỔNG THÔNG TIN SỞ Y TẾ 

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

V/v triển khai Thông tư số 27/2021/TT-BYT quy định kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử

Về việc tổ chức khóa tập huấn đảm bảo chất lượng thuốc và quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt

Về thực hiện kết nối liên thông cơ sở bán buôn thuốc

Xem thêm

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIỆN GÚT

ĐC : 13A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Điện Thoại:
1900 6506
Giờ làm việc: Sáng từ: 06h30 - 11h30   Chiều từ: 13h30 - 16h30  Từ thứ 2 đến thứ 7

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:Số 0305122531 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 26 tháng 07 năm 2007

© 2008 - 2011

DMCA.com Protection Status