Phong kham da khoa Vien Gut

BỆNH GOUT > Thông tin y khoa

Thứ ba, 19/03/2024
     Gửi tin qua emailE-mail  Bản để inBản in

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp là bệnh lý phổ biến ở những người phụ nữ lớn tuổi. Bệnh có thể xảy ra trên bất kỳ khớp nào trên cơ thể như khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân, khớp cổ tay…. phổ biến nhất là khớp gối. Thoái hóa khớp gối là trình trạng bào mòn mặt sụn khớp của đầu xương đùi, mân chày và có khi cả xương bánh chè, làm cho khớp gối không còn khả năng chịu trọng lực khi đi dứng hoặc ngồi xổm. Khớp bị thoái hoá sẽ có quá trình viêm kèm theo nên khớp thường bị sưng to gây ra triệu chứng đau đớn, khó khăn vận động khớp…

Thoai hoa khop

1. Quá trình thoái hóa khớp như thế nào?

Để dễ hiểu về quá trình này, chúng ta cần biết cấu trúc bình thường của khớp gối: Khớp gối là một khớp lớn nhất và phức tạp nhất trong cơ thể bởi vì nó có nhiều chức năng quan trọng. Nó có đủ sức mạnh để nâng trọng lượng cơ thể của chúng ta khi đi, đồng thời giữ vững khi ta đứng trụ. Bình thường khớp gối hoạt động như một khớp bản lề khi con người đi đứng, ngoài ra nó còn có chức năng xoay khi chúng ta xoay người trong các động tác chơi thể thao hạơc sinh hoạt hàng ngày.

Khớp gối là nơi tiếp giáp của ba xương: xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Mỗi đầu xương được phủ bởi một lớp sụn khớp rất trơn láng, không có ma sát.

Lớp sụn này sẽ giúp cho khớp cử động dễ dàng. Ngoài ra khớp gối còn có hai mảnh sụn chêm nằm xen kẻ giữa hai đầu xương. Sụn chêm giống như một bộ phận giảm sốc của khớp gối.

Khi khớp gối bị viêm thoái hóa, lớp sụn từ từ mỏng dần đi và trở nên xù xì. Quá trình này xảy ra chủ yếu ở phần chịu lực nhiều của lồi cầu xương đùi, mân chày  hoặc xương bánh chè. Phần xương xung quanh sẽ phản ứng lại bằng cách dày lên, nó sẽ tạo thành các gai xương ở viền khớp.

Màng hoạt dịch cũng gây ra phản ứng viêm, tiết ra nhiều chất dịch trong khớp làm cho khớp gối bị sưng to hơn, có nhiều dịch bên trong

Bao khớp bị dày lên như thể nó cố gắng giúp giữ vững khớp gối, các cơ xung quanh bị yếu dần đi cho nên khớp gối ngày càng không vững. Người bệnh khó có thể chống chân chịu lực.

Thoái hoá khớp là một quá trình diễn tiến chậm chạp theo thời gian. Sau nhiều năm nó trở nên nặng nề hơn. Trong những trường hợp nặng, lớp sụn đã bị bào mòn gần hoàn toàn, nó không còn che phủ đầu xương, làm cho hai đầu xương liên tục bị cọ sát nhau mỗi khi cử động. Mỗi lần cọ sát nhau sẽ gây đau cho người bệnh, nhất là những lúc đi lên cầu thang, hoặc lúc ngồi xổm. Lâu dần xương sẽ bị bào mòn nhiều hơn, gây biến dạng hình thể khớp gối, thường là bị vẹo vào trong.

2. Các biểu hiện của bệnh thoái hoá khớp:

Người bị bệnh thoái hoá khớp thường có cảm giác đau vùng khớp gối, lúc đầu đau nhẹ nhàng, đau chủ yếu về đêm. Đôi khi cảm giác cứng khớp gối, nhất là sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, sau một lúc đi lại thấy dễ chịu hơn. Đau quanh khớp gối, đôi khi chỉ một vài điểm, đau tăng hơn khi đi lên cầu thang hoặc khi ngồi xổm xuống. Nghỉ ngơi thấy đỡ đau hơn.

Có khi khớp gối bị sưng lên, chứa nhiều dịch bên trong mà nhiều người gọi là tràn dịch khớp. Nếu chọc hút thì đau sẽ giảm xuống nhưng mấy ngày sau khớp sưng trở lại.

Những trường hợp nặng khớp gối bị biến dạng vẹo vào trong, mà nhiều người gọi là chân vòng kiềng. Người bệnh đi đứng rất đau, phải dùng khung hoặc nạng hổ trợ. Gập duỗi gối bị hạn chế.

3. Điều trị như thế nào?

Tùy theo giai đoạn bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Trong giai đoạn đầu, thong thường là áp dụng những biện pháp không phẫu thuật như sau:

- Thuốc kháng viêm: Các thuốc này giúp giảm quá trình viêm, giảm sưng và giảm đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên thuốc này thường gây tác dụng phụ trên đường tiêu hoá cho nên khi dùng phải theo dõi cẩn thật

- Thuốc bổ sung sụn như: Glucosamin, chondroitin….Mặc dù người ta vẫn chưa thấy bằng chứng cải thiện lớp sụn đã bị bào mòn sau khi dùng thuốc bổ sụn. Tuy nhiên cho người bệnh dùng thuốc này thấy có hiệu quả giảm đau hơn so với nhóm giả dược.

- Tiêm thuốc corticoide: Đem lại hiệu quả rõ rệt và có thể kéo dài tác dụng đến vài tháng. Tuy nhiên rất thận trọng khi dùng thuốc này vì nguy cơ nhiễm trùng khớp gối rất lớn. Một khi khớp gối bị nhiễm trùng thì rất khó chữa trị.

- Tiêm thuốc Hyarulonic acid: Đem lại hiệu quả giảm đau kéo dài vài tháng, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của bệnh và có cẩn thận nguy cơ nhiễm trùng do tiêm

-  Nẹp gối: Giúp khớp gối vững vàng hơn

Phương pháp phẩu thuật

Khi bệnh thoái hoá khớp gối đã chuyển sang giai đoạn nặng, sau khi dùng thuốc một thời gian mà không thấy hiệu quả thì các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ của bệnh.

+ Nội soi:

Sau khi vô cảm, bằng  vài đường rạch da nhỏ, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ nội soi vào trong khớp gối để kiểm tra và làm sạch khớp gối. Cắt hoạt mạc đang bị viêm bằng dao đốt điện, lấy bỏ những mạnh sụn bị bong ra có thể gây kẹt khớp, làm sạch những chổ rách của sụn chêm… Phẫu thuật nội soi có thể giúp giảm đau một thời gian, tuy nhiên nó không thể áp dụng cho tất cả mọi trường hợp.

+ Đục xương chỉnh trục:

Nếu quá trình thoái hoá làm bào mòn lớp sụn được khu trú trong một ngăn của khớp gối ( có thể là ngăn trong hoặc ngăn ngoài) đồng thời gây biến dạng vẹo trong hoặc vẹo ra ngoài thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp đục xương chỉnh trục.

Thay đổi trục cơ học của khớp gối, làm cho khớp gốo chịu lực lên ngăn còn lại không bị mòn lớp sụn. Phẫu thuật này thường áp dụng cho những người còn trẻ tuổi, nó giúp giảm đau kéo dài một thời gian khá lâu.

+ Thay khớp nhân tạo:

Nếu khớp gối đã bị hư trầm trọng, lớp sụn đã bị bào nhiều thì bác sỹ sẽ áp dụng phương pháp thay khớp nhân tạo. Sau khi cắt bỏ phần sụn bị bào mòn, các bác sỹ sẽ đạt một khớp nhân tạo mới vào trong khớp gối. Thay khớp thực sự là thay bề mặt sụn khớp đã bị bào mòn bằng một lợp nhựa cao phân tử nhân tạo. Cho nên mọi vận động và chịu lực của khớp gối bây gìơ sẽ do lớp nhựa nhân tạo này đảm trách. Chính vì vậy người bệnh đi đứng chịu lực không đau, vận động khớp gối được cải thiện rõ rệt. 

Trên đây là những điểm cơ bản về các phương pháp điều trị bệnh thóai hóa khớp gối. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Không có phương nào là tốt hơn phương pháp nào. Nhưng đối với một người bệnh cụ thể thì chỉ có một phương pháp tốt nhất. Chính vì vậy nếu khám xét cẩn thận, đánh giá chính xác và chú ý đến nhiều yếu tố liên quan khác thì người bệnh sẽ nhận được phương pháp hiệu quả nhất.

Bs Nguyễn Thành Chơn

Trưởng khoa khớp gối khớp háng

Các tin liên quan:



CÁC CHỦ ĐỀ:
Chia sẻ kinh nghiệm điều trị Gout
Dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout
Kết quả điều trị bệnh gút
Thông tin cơ bản về Gout
Truyền hình với bệnh Gout
Hình ảnh vể bệnh Gout
Báo chí với bệnh Gout
Tài liệu tham khảo
Hỏi Đáp thắc mắc bệnh gút
Bảng Giá
Văn bản SYT

Khảo sát dịch vụ 

Đánh giá của quý khách không chỉ giúp chúng tôi cải thiện mà còn cho phép chúng tôi cung cấp những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của quý khách hàng.

 Vui lòng quét mã mã vạch hoặc

Click vào đây để khảo sát

 

 Hỗ trợ Trực Tuyến 

Zalo Viện Gút

Tin tức nội bộ 

Tọa đàm khoa học “Chung tay để chiến thắng bệnh gút”.

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch

Thông báo nghỉ lễ 30/4 & ngày 1/5

Hình ảnh về bệnh gút

Các nhà khoa học chung tay vì bệnh nhân Gút

Viện Gút - 4 năm một khởi đầu lịch sử

Lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 02/09/2023

Viện Gút TP.HCM: Áp dụng siêu âm chẩn đoán sớm bệnh gút

Thông báo nghỉ tết âm lịch 2021

Thông báo lịch nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2017

 Bài Nhiều Người đọc 

Để gút không còn là nỗi đau

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch

Chương trình “Sống khoẻ sống lâu” về bệnh gút

Lễ ra mắt Viện nghiên cứu bệnh gút

Kinh nghiệm điều trị của môt bệnh nhân gout đã biến dạng chân tay

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout

Tìm kiếm nhanh 

Thông tin y khoa 

Thông báo thời gian làm việc trở lại sau Tết nguyên đán 2022

Sử dụng thuốc lợi tiểu và nhiều tác dụng không mong muốn

Thuốc làm tăng bệnh gút

Thịt đỏ giàu hàm lượng protein làm tăng nguy cơ suy thận

Thêm 12 người Sài Gòn nhiễm virus Zika

Hiểu đúng về bệnh lý khô dịch khớp

Tác dụng của các loại đậu đỗ

Bệnh nang gan có cần điều trị không ?

Người bệnh bỏ lơ biến chứng của bệnh gout

Những điều cần biết về cao huyết áp

CỔNG THÔNG TIN SỞ Y TẾ 

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

V/v triển khai Thông tư số 27/2021/TT-BYT quy định kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử

Về việc tổ chức khóa tập huấn đảm bảo chất lượng thuốc và quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt

Về thực hiện kết nối liên thông cơ sở bán buôn thuốc

Xem thêm

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIỆN GÚT

ĐC : 13A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Điện Thoại:
1900 6506
Giờ làm việc: Sáng từ: 06h30 - 11h30   Chiều từ: 13h30 - 16h30  Từ thứ 2 đến thứ 7

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:Số 0305122531 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 26 tháng 07 năm 2007

© 2008 - 2011

DMCA.com Protection Status