Phong kham da khoa Vien Gut

BỆNH GOUT > Thông tin y khoa

Thứ ba, 19/03/2024
     Gửi tin qua emailE-mail  Bản để inBản in

Bệnh nang gan có cần điều trị không ?

 

Nang gan là gì?

Gọi là nang gan khi tồn tại một ổ trống có thể chứa dịch, máu hoặc không chứa gì và nằm trong tổ chức gan. Nang gan xuất phát từ các tế bào gan, mạch máu nuôi gan, hoặc từ các đường dằn mặt trong gan… vì vậy, thường thấy nang đường mật, nang mạch tại gan, u nang tuyến gan.  Có hai loại nang gan chính, đó là nang gan đơn lẻ và loại da nang gan. Ngoài ra có thể gặp các tổn thương giả nang như xuất huyết trong gan do chấn thương, nhồi máu gan.

Nguyên nhân gây nên nang gan còn có thể do nhiễm ký sinh trùng sán lá gan gây nang gan, hoặc nhiễm vi khuẩn lao (nang lao) hoặc do nguyên nhân di truyền, bẩm sinh hoặc có thể do ung thư ở cơ quan khác di căn đến gan.

Nang gan thường lành tính, hiếm gặp ác tính (trừ khi nang gan do ung thư di cản từ một vùng khác ngoài gan đến hoặc kích thước lớn hoặc nhiều nang gan). Đa số chỉ có 1 - 2 nang, vị trí hay gặp ở thùy gan phải, kích thước thường nhỏ hơn 4cm. Tuy nhiên, một số ít nang gan có thể có kích thước rất lớn và chứa tới 1 - 2 lít dịch, nước (ít gặp).

Biểu hiện của nang gan

Do nguyên nhân gây bệnh không giống nhau, nên mức độ nghiêm trọng của bệnh ở từng người cũng không giống nhau và bệnh thường lành tính. Khi nang gan có kích thước nhỏ dưới 4cm, không gây triệu chứng gì (trừ trường hợp nang gan có liên quan đến ung thư di cản của cơ quan khác đi đến gan). Vì vậy, ít khi phải điều trị. Tuy vậy, cần phải theo dõi định kỳ 3 tháng kiểm tra lại một lần để xác định mức độ phát triển của nang, chỉ khi nang to lên trên 6cm mới có triệu chứng lâm sàng.

Những trường hợp này, người bệnh có thể có hiện tượng đau ở vùng gan (vùng hạ sườn phải), rối loạn tiêu hóa (trướng bụng, đầy hơi, khó chịu, kém ăn, buồn nôn, nôn…) và gây khó thở do gan đẩy cơ hoành lên, đặc biệt là nang do ung thư di căn... Trong trường hợp có biến chứng chảy máu sẽ đau nhiều hơn và có biểu hiện thiếu máu rõ rệt (da xanh, mạch nhanh...).

Biến chứng có thể gặp ở nang lớn là nhiễm trùng (nhiễm trùng ngược dòng từ tá tràng lên theo đường mặt hoặc từ máu trong trường hợp nhiễm trùng huyết hoặc vãng khuẩn huyết) hoặc xuất huyết tự nhiên, hiếm hơn là bị xoắn (gặp ở các nang có cuống), vỡ nang hoặc gây tắc mật do nang chèn ép.

Khi bị nang gan có cần chữa trị không?

Khi được phát hiện có nang gan do tình cờ siêu âm gan khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám bệnh với lý do khác, không nên quá lo lắng, cẩn bình tĩnh và đến các cơ sở y tế có đủ điều kiện để được khám, tiến hành các kỹ thuật, xét nghiệm và điều trị, nếu bác sĩ khám bệnh thấy cần thiết.

về nguyên tắc, tùy theo tính chất, kích thước, khả năng biến chứng và nguyên nhân gây bệnh sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau hoặc điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa.

Điều trị nội khoa (dùng thuốc) trong các trường hợp do sán lá gan hoặc do vi khuẩn lao, hoặc do nhiễu vi khuẩn khác, hoặc nang đường mật làm ứ, tác mật và ảnh hưởng đến chức năng gan hoặc các trường hợp nang gan ở vị trí gần vỏ gan gây đau, tuy kích thước của nang không lớn.

Tuy vây, đối với loại nang gan lành tính, kích thước nhỏ dưới 4cm, chưa ảnh hướng đến chứng năng của gan và chưa có biến chứng gì, thường không cần điều trị.

Tuy nhiên, việc theo dõi bằng siêu âm và xét nghiệm chứng năng gan định kỳ 3 tháng một lần là rất cần thiết, nếu sau 2-3 năm, kích thước nang gan không thay đổi chức nang gan bình thường, người bệnh có thể yên tâm và có thể không cần theo dõi tiếp.

Nếu nang lớn nhanh, nhất là nang có máu có những nguy cơ đe dọa như nang quá to thể gây vỡ hay biến chứng ép làm tắc đường mật… cần can thiếp ngoại khoa nhằm tránh biến chứng nang vỡ gây chảy máu cấp hoặc nang gan ở vị trí nguy hiểm ( thùy trái của gan ) bác sĩ có thể chỉ định phẩu thuật ( điều trị ngoại khoa).

Điều trị bằng ngoại khoa, hiện nay có một số phương pháp điều trị có thể áp dụng là chọc hút, có t hoặc không có tiêm thuốc làm xơ, có thể phẩu thuật nang dẫn lưu vào đường ruột ở vị trí hỗng tràng ( phần ngoài của  ruột non) hoặc phẩu thuật cắt gan tùy theo mức độ của bệnh khi bác sĩ khám bệnh thấy cần thiết. nếu có thể sẽ tiến hành phẫu thuật nọi soi, cuộc phẫu thuật diễn ra nhanh , không đau và người bệnh nhanh chóng phục hồi.

Nguyên tác phòng bệnh.

Đối với người bị nang gan cần hạn chế ăn mỡ, lòng đồng vật, cần  kiêng rượu bia. Tránh làm việc năng, gắng sức, tránh chạy nhảy dder đề phòng vấpđạp vào vùng gan gây vỡ  nang gan nhất là khi nang gan có kích thước lớn.

Nguồn thuốc và sức khỏe số 553

 

Các tin liên quan:



CÁC CHỦ ĐỀ:
Chia sẻ kinh nghiệm điều trị Gout
Dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout
Kết quả điều trị bệnh gút
Thông tin cơ bản về Gout
Truyền hình với bệnh Gout
Hình ảnh vể bệnh Gout
Báo chí với bệnh Gout
Tài liệu tham khảo
Hỏi Đáp thắc mắc bệnh gút
Bảng Giá
Văn bản SYT

Khảo sát dịch vụ 

Đánh giá của quý khách không chỉ giúp chúng tôi cải thiện mà còn cho phép chúng tôi cung cấp những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của quý khách hàng.

 Vui lòng quét mã mã vạch hoặc

Click vào đây để khảo sát

 

 Hỗ trợ Trực Tuyến 

Zalo Viện Gút

Tin tức nội bộ 

Tọa đàm khoa học “Chung tay để chiến thắng bệnh gút”.

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch

Thông báo nghỉ lễ 30/4 & ngày 1/5

Hình ảnh về bệnh gút

Các nhà khoa học chung tay vì bệnh nhân Gút

Viện Gút - 4 năm một khởi đầu lịch sử

Lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 02/09/2023

Viện Gút TP.HCM: Áp dụng siêu âm chẩn đoán sớm bệnh gút

Thông báo nghỉ tết âm lịch 2021

Thông báo lịch nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2017

 Bài Nhiều Người đọc 

Để gút không còn là nỗi đau

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch

Chương trình “Sống khoẻ sống lâu” về bệnh gút

Lễ ra mắt Viện nghiên cứu bệnh gút

Kinh nghiệm điều trị của môt bệnh nhân gout đã biến dạng chân tay

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout

Tìm kiếm nhanh 

Thông tin y khoa 

Thông báo thời gian làm việc trở lại sau Tết nguyên đán 2022

Sử dụng thuốc lợi tiểu và nhiều tác dụng không mong muốn

Thuốc làm tăng bệnh gút

Thịt đỏ giàu hàm lượng protein làm tăng nguy cơ suy thận

Thêm 12 người Sài Gòn nhiễm virus Zika

Hiểu đúng về bệnh lý khô dịch khớp

Tác dụng của các loại đậu đỗ

Bệnh nang gan có cần điều trị không ?

Người bệnh bỏ lơ biến chứng của bệnh gout

Những điều cần biết về cao huyết áp

CỔNG THÔNG TIN SỞ Y TẾ 

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

V/v triển khai Thông tư số 27/2021/TT-BYT quy định kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử

Về việc tổ chức khóa tập huấn đảm bảo chất lượng thuốc và quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt

Về thực hiện kết nối liên thông cơ sở bán buôn thuốc

Xem thêm

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIỆN GÚT

ĐC : 13A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Điện Thoại:
1900 6506
Giờ làm việc: Sáng từ: 06h30 - 11h30   Chiều từ: 13h30 - 16h30  Từ thứ 2 đến thứ 7

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:Số 0305122531 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 26 tháng 07 năm 2007

© 2008 - 2011

DMCA.com Protection Status