Sự chuyển hóa và nguyên nhân gây tăng Acid uric
CHUYỂN HOÁ CỦA ACID URIC
Acid uric là sản phẩm thoái giáng của nucleotid có base là purin. Có 3 nguồn cung cấp acid uric:
- Do thoái giáng acid nucleic từ thức ăn đưa vào.
- Do thoái giáng acid nucleic từ các tế bào bị chết
- Do tổng hợp nội sinh và chuyển hoá purin trong cơ thể nhờ các men đặc hiệu.
Acid uric được đào thải qua nước tiểu 450-500 mg/ngày và trong phân 200mg/ngày. Khi qua thận, urat được cầu thận lọc hoàn toàn, rồi tái hấp thu gần hoàn toàn ở ống lượn gần cuối cùng được ống lượn xa bài tiết. Trong phân, acid uric được các vi khuẩn phân huỷ.
Nồng độ acid uric trong máu theo hằng số của người Việt Nam là 45±10mg/l (208-327 μmol/l). Khi nồng độ > 70mg/l (>416,5 μmol/l) thì được gọi là tăng acid uric máu.
Các nguyên nhân làm tăng acid uric máu:
- Tăng sản xuất acid uric: dùng nhiều thức ăn có chứa nhiều purin, tăng thoái giáng nucleoprotein tế bào, tăng tổng hợp purin nội sinh.
- Giảm đào thải acid uric niệu: giảm độ lọc cầu thận, giảm bài tiết của ống thận.
- Đôi khi giảm phân hủy acid uric do vi khuẩn trong phân.

Tổng hợp từ webmd
|