Phong kham da khoa Vien Gut

BỆNH GOUT > Truyền hình với bệnh Gout

Thứ ba, 19/03/2024
     Gửi tin qua emailE-mail  Bản để inBản in

Phóng sự của VTV1 về biến chứng của Gout

Những bệnh nhân gout đang điều trị tại khoa khớp bệnh viện Bạch Mai Hà Nôi đang phải gách chịu những biến chứng của căn bệnh này.
Ông Lương Ngọc Phú bị gout 15 năm nay, cách đây 3 năm khớp ngón tay, ngón chân của ông đã bắt đầu biến dạng
Rất nhiều người đã mách thuốc Nam, Thuốc bắc. Có bệnh vái tứ phương, chỗ nào mách cũng hay, cũng chữa rất nhiều lần dị ứng gần chết vì thuốc
Nó sưng như thế này vì cách đây 3 năm có người mách tôi lên Phú Thọ lấy thuốc Nam, tôi về uống bị phản ứng, bắt đầu sưng lên và to dần, sau cứng lại.  Cũng tại khoa khớp, hồ sơ bệnh án của bệnh nhân Lê Xuân Túc cho thấy hiện nay ông đã bắt đầu bị suy thận.

Ông Túc cho biết mỗi một lần đau ông lại đến bệnh viện điều trị. Năm 2004 ông bắt đầu lên bệnh viện điều trị, sau khi lấy thuốc về uống 1 tuần thì bắt đầu bị chuyển sang duy thận lại phải ra bệnh viện nằm tiếp
 
Phim chụp khớp bàn chân, bàn tay bị gout mãn tính hầu như đã hỏng hoàn toàn. Hình ảnh siêu âm khớp cho bệnh nhân gout, điểm được đánh dấu là những tinh thể urat lắng đọng, chúng là nguyên nhân gây ra những cơn đau cấp tính và cả mãn tính cho bệnh nhân.
 
Điều trị bệnh gout tập trung vào việc làm giảm độ tăng axit uric trong máu, dẫn tới giảm sự lắng đọng tinh thể urat của bệnh nhân gout.
 
Đa phần bệnh nhân gout tự chấm dứt việc điều trị sau khi cơn đau qua đi.
 
Các chuyên gia y tế cho rằng việc bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị là nguyên nhân chính gây ra những biến chứng của bệnh gout  như biến dạng khớp, suy thận.
 
Ts Trần Thị Bích Hoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đây là bệnh chuyển hóa nên khi có cơn gout cấp thì bệnh nhân đến điều trị, nhưng sau đó khi những cơn gout cấp đã bị hạn chế rồi thì bệnh nhân lại bỏ thuốc và đây là một điều rất tai hại vì khi bỏ thuốc thì lượng axit uric tiếp tục tăng cao và các tinh thể muối urat tiếp tục lắng đọng tại các tổ chức phần mềm quanh khớp tạo các hạt tophi như chúng ta nhìn thấy ở bệnh nhân này và một điều nguy hiểm là nó lắng đọng ở các tổ chức thận, gây ra viêm thận kẽ, sỏi thận và cuối cùng là suy thận. Điều đó rất nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
 
Cho đến thời điểm này, đông y và tây y vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh gout. 
 
Phó GS Ts Nguyễn Vinh Ngọc, giảng viên Đại học y Hà Nội cho biết :
 
Bệnh nhân khi được chẩn đoán là gout cần phải xác định  thái độ yên tâm điều trị lâu dài. Thứ hai là người bệnh phải hợp tác chặt chẽ với bác sỹ chuyên khoa cơ, xương, khớp. Tuyệt đối tuân thủ chế độ điều trị đã đề ra. Tránh tình trạng chạy chữa lung tung  gây nhiều hậu quả đáng tiếc.
 
Nói chung những người mắc bệnh gout rất hay bị dị ứng thuốc, do đó cần thận trọng bất kỳ loại thuốc gì, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa
Các chuyên gia y tế khuyên bệnh nhân gout bắt buộc phải thăm khám thường xuyên, bắt buộc phải tuân thủ phác đồ điều trị kéo dài.
Ngoài ra bệnh nhân nên tuân thủ những cách đơn giản để giảm đau và tăng cường hiệu quả điều trị. Hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều axit uric.
Axit uric thường có nhiều trong mỡ cá, hải sản, thịt đóng hộp, trứng, café. Nên cân bằng lượng thức ăn được hấp thu vào cơ thể. Tránh xa rượu, bia bởi rượu, bia chính là tác nhân làm tăng lượng axit uric

Uống đủ lượng nước cần thiết từ 5-6 cốc một ngày. Nước sẽ giúp dễ dàng đào thải axit uric ra bên ngoài. Nên uống các loại trà thảo dược. Bổ sung vitamin c. Khi bị đau bệnh nhân gout có thể trườm đá lên chỗ bị đau và lưu ý không nên đi giày dép quá chật.

 

Các tin liên quan:



CÁC CHỦ ĐỀ:
Chia sẻ kinh nghiệm điều trị Gout
Dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout
Kết quả điều trị bệnh gút
Thông tin cơ bản về Gout
Hình ảnh vể bệnh Gout
Báo chí với bệnh Gout
Tài liệu tham khảo
Hỏi Đáp thắc mắc bệnh gút
Bảng Giá
Văn bản SYT

Khảo sát dịch vụ 

Đánh giá của quý khách không chỉ giúp chúng tôi cải thiện mà còn cho phép chúng tôi cung cấp những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của quý khách hàng.

 Vui lòng quét mã mã vạch hoặc

Click vào đây để khảo sát

 

 Hỗ trợ Trực Tuyến 

Zalo Viện Gút

Tin tức nội bộ 

Tọa đàm khoa học “Chung tay để chiến thắng bệnh gút”.

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch

Thông báo nghỉ lễ 30/4 & ngày 1/5

Hình ảnh về bệnh gút

Các nhà khoa học chung tay vì bệnh nhân Gút

Viện Gút - 4 năm một khởi đầu lịch sử

Lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 02/09/2023

Viện Gút TP.HCM: Áp dụng siêu âm chẩn đoán sớm bệnh gút

Thông báo nghỉ tết âm lịch 2021

Thông báo lịch nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2017

 Bài Nhiều Người đọc 

Để gút không còn là nỗi đau

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch

Chương trình “Sống khoẻ sống lâu” về bệnh gút

Lễ ra mắt Viện nghiên cứu bệnh gút

Kinh nghiệm điều trị của môt bệnh nhân gout đã biến dạng chân tay

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout

Tìm kiếm nhanh 

Thông tin y khoa 

Thông báo thời gian làm việc trở lại sau Tết nguyên đán 2022

Sử dụng thuốc lợi tiểu và nhiều tác dụng không mong muốn

Thuốc làm tăng bệnh gút

Thịt đỏ giàu hàm lượng protein làm tăng nguy cơ suy thận

Thêm 12 người Sài Gòn nhiễm virus Zika

Hiểu đúng về bệnh lý khô dịch khớp

Tác dụng của các loại đậu đỗ

Bệnh nang gan có cần điều trị không ?

Người bệnh bỏ lơ biến chứng của bệnh gout

Những điều cần biết về cao huyết áp

CỔNG THÔNG TIN SỞ Y TẾ 

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

V/v triển khai Thông tư số 27/2021/TT-BYT quy định kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử

Về việc tổ chức khóa tập huấn đảm bảo chất lượng thuốc và quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt

Về thực hiện kết nối liên thông cơ sở bán buôn thuốc

Xem thêm

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIỆN GÚT

ĐC : 13A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Điện Thoại:
1900 6506
Giờ làm việc: Sáng từ: 06h30 - 11h30   Chiều từ: 13h30 - 16h30  Từ thứ 2 đến thứ 7

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:Số 0305122531 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 26 tháng 07 năm 2007

© 2008 - 2011

DMCA.com Protection Status