Phòng khám Đa Khoa Viện Gút- Điều trị Bệnh Gút

Phong kham da khoa Vien Gut

HỎI ĐÁP

Thứ sáu, 19/04/2024
Có người nói bệnh gout không có thuốc nào chữa khỏi, như vậy có dúng không?. Tôi bị bệnh gout nhiều năm nay,mặc dù dã diều trị bằng các loại thuốc như cochisin, Alloporinol, nhưng hàng tháng vãn cứ đau một lần.vậy phải diều trị thuốc gi nữa dể bệnh khỏi hẳn. Xin cám ơn bác sĩ
Điều trị bệnh gout bên cạnh việc dùng thuốc cần tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt khá nghiêm ngặt. Bệnh dễ tái phát sau một bữa ăn nhiều rượu, thịt, sau chấn thương tâm lý (căng thẳng, lo lắng kéo dài…), sau nhiễm khuẩn, sau lao động nặng hoặc sau khi dùng một số thuốc như thuốc kháng lao, thuốc lợi tiểu…Vì vậy ngoài các thuốc uống theo toa, người bệnh cần chú ý tránh các hoàn cảnh thuận lợi gây bệnh như đã nói trên. Tuy thế giới vẫn còn đang gặp khó khăn trong việc điều trị bệnh gout, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì cũng có thể hạn chế được các nguy cơ tái phát. Bạn cũng có thể đến khám tại khoa khớp ở các bệnh viện hoặc điều trị theo chương trình của Viện Gút để bệnh ổn định lâu dài  Bs  Nguyễn Thu Giang
Tôi năm nay 37 tuổi, Tôi hay bị mỏi ở chân, đầu gối và đau ở khớp ngón tay trỏ trái. Trước đây Tôi thường xuyên nhậu và ăn nhiều chất đạm như cua, tôm, cá,...Xin chuyên mục giải đáp cho Tôi. Xin gửi thư về đại chỉ Email: gonvu@yahoo.com
Bạn cần đến bệnh viện làm một số xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh. Các triệu chứng đau khớp như trên sẽ hướng bác sĩ nghĩ đến một hoặc một số bệnh nhưng để xác định chắc chắn đó là bệnh gì thì cần phải dựa vào kết quả xét nghiệm máu. Vậy bạn hãy thu xếp thời gian đến gặp bác sĩ  trong thời gian sớm nhất. Bs Nguyễn Thu Giang
Thưa bác sĩ chồng tôi mới vừa phát hiện là mắc bịnh gout sau khi làm xét nghiệm máu ở bịnh viện. Vì làm trong ngành xây dựng nên phải thường xuyên uống bia. Do tính chất công việc nên anh ấy không thể giảm bớt việc uống bia. Bác sĩ vui lòng hướng dẫn cụ thể chồng tôi nên có chế độ ăn như thế nào cho hợp lý. Chồng tôi định sẽ ăn chay. Nhưng tôi lo như vậy sẽ không đảm bảo sức khỏe vì anh ấy phải thường xuyên làm việc ngoài công trường và đi công tác
Những người mắc bệnh gout không được uống rượu bia vì rượu bia là 1 trong những nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng hợp acid uric dẫn đến làm tăng acid uric máu, gây nên những đợt viêm khớp do gout. Chồng bạn không nhất thiết phải ăn chay, chỉ cần kiêng rượu bia, giảm đạm (thịt cá, trứng, nấm, các loại đậu….), không ăn hải sản, phủ tạng động vật ( tim, gan, lòng,óc, cật…), tránh làm việc quá sức, tránh căng thẳng tinh thần, giữ cân nặng ổn định ở mức trung bình, tránh để thừa cân hoặc béo phì.Cần uống nhiều nước khoáng để tăng thải acid uric máu qua đường tiểu. Nếu không thể kiêng rượu bia thì chỉ có 1 cách là phải chấp nhận những cơn đau khớp, chính chồng bạn sẽ là người phải lựa chọn và quyết định phương cách phù hợp nhất cho mình. Bs  Nguyễn Thu Giang
Con trai toi 19 tuoi. Bi dau gan Achile T gan mot nam. Bs cho xet nghiem axit uric mau 530mmol. Bs cho chau uong allopurinol00mg 2 vien mot ngay da 6 thang nay, got chan da do nhung dau ban chan, co chan sung to, dau khop hang 2 ben. Xet nghiem acide uric mau 300 mmol, khang the khang nhan (-), Aslo (-), rieng CRP va fibrinogen luon cao hown muc binh thuong. Xin cho hoi can uong tuoc den khi nao, co cach nao khac de dieeu tri cho co toi khong? xin cam on.
Ở tuổi của con bạn, có lẽ phải chụp cột sống thắt lưng và khung chậu để loại trừ một bệnh lý khớp rất hay gặp ở lứa tuổi này: Bệnh viêm cột sống dính khớp. Trong giai đoạn các khớp đang viêm cấp như lúc này, cần uống thêm các thuốc kháng viêm, giảm đau. Allopurinol trong điều trị bệnh gout sẽ được uống liên tục cho đến khi acid uric máu xuống dưới 300 hoặc 360 µmol/L tuỳ trường hợp.Như vậy, con bạn tạm thời có thể ngừng allopurinol nhưng cũng cần kiểm tra acid uric máu định kỳ, vừa để theo dõi bệnh, vừa để xác định lại chẩn đoán. Tốt nhất nên đưa cháu đến gặp bác sĩ khi bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm. Bs  Nguyễn Thu Giang
Xin hỏi những thực phẩm nào tạo nên chất kiềm trong cơ thể ?
Trả lời : Tính kiềm và tính axit trong cơ thể con người nói chung và tính axit chính là tác nhân gây lão hóa: Ở trẻ mới sinh, cơ thể có tính kiềm. Theo thời gian, những tế bào trong cơ thể sẽ có tính axit cao hơn và bắt đầu biểu lộ “tuổi tác” của chúng. Sự nhiễm axit đó có thể xảy ra trong tế bào, ngoài tế bào, trong tất cả các cơ quan, mô, xương và dịch cơ thể… Sự tích lũy những chất độc có tính axit trong cơ thể là một đặc điểm của quá trình lão hóa. Chúng ta cũng có thể điều chỉnh axit cơ thể (độc chất nội tế bào và ngoại tế bào) bằng cách ăn uống những loại thực phẩm có tính kiềm, và quan trọng là có những hoạt động tạo nên kiềm tính như tập thể dục, thở sâu, thư giãn, thiền... Tính acid hoặc kiềm của một số thực phẩm Rất kiềm: Gồm những loại rau non, tươi; trái cây mọc hoang được hái chín cây. Dưa tây (melon) được xem là có tính kiềm mạnh, kế đó là chà là, xoài, đu đủ, những loại dịch ép trái cây tươi, nước ép dược liệu, rau cải ăn sống, xà lách xoong, rong biển... Kiềm nhẹ: Đậu, giá, hạt... Đậu khô có tính acid nhẹ nhưng khi thành giá, chúng trở nên có tính kiềm trung bình. Đậu tươi có tính kiềm nhẹ, đặc biệt khi chúng còn xanh. Dược liệu khô, trà dược, rau cải, các loại hạt, gia vị tươi (đặc biệt là gừng, gừng càng tươi thì kiềm tính càng cao), mật... là những thực phẩm thể hiện tính kiềm nhẹ. Trung tính: Dầu thực vật, sản phẩm từ đậu nành, đậu luộc, hạt rang... Axit nhẹ: Trà, cà phê, gà vịt, rượu nguyên chất, bơ, phó mát (cheese), bánh nướng, muối tinh luyện, dấm trắng, sốt cà chua.... Axit mạnh: Thịt đỏ, chất làm ngọt nhân tạo, dược phẩm, thức uống có ga, nước ngọt. Đường thẻ trắng là một loại thực phẩm có tính axit mạnh. Thức uống đóng hộp là “hại” nhất vì chúng chứa đường, chất làm ngọt nhân tạo với hàm lượng cao axit phosphoric.... Các loại thức uống này sau khi tiêu hóa sẽ để lại một “kho” axit trong cơ thể chúng ta. Các loại dịch ép trái cây nếu được uống ngay sau khi ép thì có tính kiềm, nhưng nếu đã đóng hộp hoặc lưu trữ lâu thì lại có tính axit. Trong đời sống, chúng ta vẫn thường phải ăn những loại thực phẩm có tính axit. Với những trường hợp này, tính axit có thể được trung hòa nếu bạn ăn thêm một ít rau cải tươi. Tuy nhiên, để trung hòa tính axit, ta không cần phải dùng những thực phẩm có tính axit và kiềm trong cùng một bữa ăn. Chẳng hạn, ta có thể bù đắp kiềm tính cho khẩu phần ăn có tính axit sau vài giờ (sau khi thức ăn có tính axit đã được tiêu hóa) bằng một ít dưa tây. Nếu một bữa ăn đảm bảo được 10% protein và 90% rau cải thì nó sẽ có tính chất từ trung tính đến kiềm nhẹ. Các thực phẩm có nhiều tính kiềm là những loại giàu enzyme và ở trạng thái tự nhiên. Chúng sẽ trở nên axit hơn nếu được nấu nướng (đặc biệt là thực phẩm rán, cháy). Các loại thực phẩm để lâu, đóng hộp, xông khói hoặc làm khô, thức ăn chứa những hóa chất dùng trong chế biến cũng giàu axit.
Trang : 2 3 4 5 6



Tên bạn *
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung *
  


Khảo sát dịch vụ 

Đánh giá của quý khách không chỉ giúp chúng tôi cải thiện mà còn cho phép chúng tôi cung cấp những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của quý khách hàng.

 Vui lòng quét mã mã vạch hoặc

Click vào đây để khảo sát

 

 Hỗ trợ Trực Tuyến 

Zalo Viện Gút

Tin tức nội bộ 

Tọa đàm khoa học “Chung tay để chiến thắng bệnh gút”.

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch

Thông báo nghỉ lễ 30/4 & ngày 1/5

Hình ảnh về bệnh gút

Các nhà khoa học chung tay vì bệnh nhân Gút

Viện Gút - 4 năm một khởi đầu lịch sử

Lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 02/09/2023

Viện Gút TP.HCM: Áp dụng siêu âm chẩn đoán sớm bệnh gút

Thông báo nghỉ tết âm lịch 2021

Thông báo lịch nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2017

 Bài Nhiều Người đọc 

Để gút không còn là nỗi đau

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch

Chương trình “Sống khoẻ sống lâu” về bệnh gút

Lễ ra mắt Viện nghiên cứu bệnh gút

Kinh nghiệm điều trị của môt bệnh nhân gout đã biến dạng chân tay

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout

Tìm kiếm nhanh 

Thông tin y khoa 

Thông báo thời gian làm việc trở lại sau Tết nguyên đán 2022

Sử dụng thuốc lợi tiểu và nhiều tác dụng không mong muốn

Thuốc làm tăng bệnh gút

Thịt đỏ giàu hàm lượng protein làm tăng nguy cơ suy thận

Thêm 12 người Sài Gòn nhiễm virus Zika

Hiểu đúng về bệnh lý khô dịch khớp

Tác dụng của các loại đậu đỗ

Bệnh nang gan có cần điều trị không ?

Người bệnh bỏ lơ biến chứng của bệnh gout

Những điều cần biết về cao huyết áp

CỔNG THÔNG TIN SỞ Y TẾ 

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

V/v triển khai Thông tư số 27/2021/TT-BYT quy định kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử

Về việc tổ chức khóa tập huấn đảm bảo chất lượng thuốc và quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt

Về thực hiện kết nối liên thông cơ sở bán buôn thuốc

Xem thêm

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIỆN GÚT

ĐC : 13A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Điện Thoại:
1900 6506
Giờ làm việc: Sáng từ: 06h30 - 11h30   Chiều từ: 13h30 - 16h30  Từ thứ 2 đến thứ 7

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:Số 0305122531 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 26 tháng 07 năm 2007

© 2008 - 2011

DMCA.com Protection Status