Phòng khám Đa Khoa Viện Gút- Điều trị Bệnh Gút

Phong kham da khoa Vien Gut

HỎI ĐÁP

Thứ tư, 24/04/2024
toi bi gout có nên dụng thường xuyên allopurinol không, vi tội dụng thuoc nay thấy giam ãiturich rat tôt
  Chào bác ! Allopurinol là thuốc điều trị giảm acid uric trong máu với các biệt dược Zyloric, Allorine, Zyrimax… Thuốc hiện nay được dùng điều trị rộng rãi trong bệnh gout. Bệnh nhân dùng allopurinol cần chú ý phòng ngừa và biết cách xử lý khi gặp tác dụng không mong muốn do thuốc. Chỉ định Giảm sự hình thành urat/acid uric trong những bệnh cảnh gây lắng đọng urat/acid uric (như viêm khớp do gút, sạn urat ở da, sỏi thận) hoặc nguy cơ lâm sàng có thể dự đoán trước (như việc điều trị khối u ác tính có khả năng dẫn đến bệnh thận cấp do acid uric). Điều trị sỏi thận do 2,8-dihydroxyadenin (2,8-DHA) liên quan đến tình trạng thiếu hụt hoạt tính của adenin phosphoribosyltransferase. Điều trị sỏi thận calci oxalat hỗn tạp tái phát gặp trong chứng tăng uric niệu khi chế độ ăn uống và các biện pháp tương tự thất bại. Chống chỉ định - Quá mẫn với allopurinol hoặc bất kỳ thành phần nào trong công thức. - Bệnh nhân bị bệnh gan, thận nặng (chứng tăng urê huyết). - Chứng nhiễm sắc tố sắt vô căn (ngay cả khi chỉ có tiền sử gia đình). - Không nên dùng allopurinol điều trị khởi đầu cơn gút cấp. - Chống chỉ định ở trẻ em ngoại trừ trẻ bị bệnh u bướu hoặc rối loạn men. Tác dụng phụ thường gặp: - Nôn và buồn nôn. Bạn nên chia thành nhiều bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày. Uống nhiều nước nếu bạn ốm. Tác dụng phụ ít gặp nhưng thường trầm trọng - Dị ứng da: Phát ban, bong da, mụn nhọn hoặc bạn cảm đau môi, miệng. Khi gặp những dấu hiệu trên, hãy liên lạc ngay với bác sỹ.  - Mệt mỏi: Buồn ngủ, ngủ gà, ngủ gật. Bạn nên tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc khi buồn ngủ. - Gây viêm gan: xét nghiệm máu. Bệnh nhân nên giảm liều hoặc dừng thuốc.  - Khác: Đau đầu, hoa mắt, rối loạn vị giác, tăng huyết áp, rụng tóc, mệt mỏi. Tác dụng phụ khi dùng lâu dài - Allopurinol thường phải dùng trong một thời gian dài. Ít gặp tác dụng không mong muốn. Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng sinh con. Tuy nhiên bệnh nhân cần nên chú ý:  - Xét nghiệm máu: Kiểm tra chỉ số acid uric trong máu trong vài tháng điều trị nhằm đánh giá tác dụng của thuốc.  - Định kỳ khám lại. Tương tác thuốc - Tương tác thuốc Allopurinol có thể tương tác với một số thuốc khác. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ khi uống kèm với thuốc khác bao gồm cả thảo dược hoặc liệu pháp thiên nhiên. Bạn cũng nên thận trọng khi thay đổi chuyên gia khớp hoặc bác sỹ khác.  Tương tác thuốc có thể xảy ra nghiêm trọng khi dùng với azathioprine (Imuran) hoặc mercaptopurine (Puri Nethol). Một số thuốc có thể làm giảm tác dụng allopurinol bao gồm: warfarin, ampicillin, amoxicillin, thiazide và sulfinpyrazone. Có thể dùng kèm thêm aspirin với liều dùng thấp để ngăn ngừa cơn đau tim cấp nhưng nên tránh dùng aspirin liều cao vì nó làm tăng acid uric huyết thanh.  Tất cả bệnh nhân dùng allopurinol nên thường xuyên tái khám để theo dõi quá trình điều trị đồng thời giảm nguy cơ tác dụng không mong muốn. Định kỳ kiểm tra acid uric trong máu. Nếu gặp phải khó khăn trong điều trị, hãy hỏi tư vấn của bác sỹ hoặc các chuyên gia khớp. Bs. Viện Gút Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:8.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:107%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri",sans-serif; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin;}
Tôi muốn hỏi, chồng tôi bị sưng một ngón tay giữa, là ngón thứ ba của bàn tay và chân sưng những ngón nhỏ, một bàn chân trái, ngón đầu thì không sưng nhưng không đau chồng tôi vẫn đi lại hoạt động bình thường, như vậy chồng tôi có phải bị bệnh gút hay không ?      
Chào chị ! Cảm ơn chị đã gởi đã quan tâm và tin tưởng Phòng khám Đa Khoa Viện Gút, trong thông tin chị gởi cho chúng tôi, không có thông tin liên lạc, bên cạnh đó những thông tin chị cung cấp về tình trạng bệnh của chồng chị khá chung chung, nên chúng tôi không thể kết luận chồng bạn có bị bệnh gút hay không. Để chấn đoán và xác định bệnh gút  phải dựa vào 12 tiêu chuẩn chấn đoán, bao gồm khám lâm sàng và làm các chỉ định cận lâm sàng: xét nghiệm, siêu âm, X-Quang... Nếu có thể chị dẫn chồng chị tới phòng khám Đa Khoa Viện Gút tại Tp. Hồ Chí Minh để được chấn đoán và xác định. tại đây chúng tôi có đủ điều kiện chấn đoán và điều trị bệnh gút. Chúc chị và gia đình sức khỏe.      
Tôi bị bệnh gút đã 3 năm và chỉ có duy nhất một cơn đau gút dữ dội. Nhưng trên khớp ngón tay cái tay trái tôi có nổi một cục u to bằng trái tắc, nhìn rất mất thẩm mỹ. Xin hỏi bác sĩ tôi có nên đi mổ bỏ cục u đó được không? Ngoài cách mổ thì còn có cách nào khác không?
 Bạn nên đi khám để được xác định khối u ở khớp ngón tay cái (T) Nếu khối u thực sự là cục tophi do bệnh gút gây nên thì có 2 hướng giải quyết. -                      Điều trị gút bằng thảo dược của Viện Gút có rất nhiều bệnh nhân gút có tophi trong quá trình điều trị các tophi đã nhỏ đi và tiêu mất. -                      Điều trị gút + phẩu thuật loại bỏ cục tophi. Bạn cần phải điều trị gút vì nếu chỉ phẩu thuật thì sẽ lầu lành vết thương và dễ tái phát các u cục tophi ở nhiều nơi khác.
Tôi bị gút 10 năm nay, trên tay và chân đã có các u cục tophi. Tophi có phải là tinh thể muối urate natri không? Vậy uống thuốc hạ acid uric máu có làm tan được các cục tophi hay không?
Bạn được chẩn đoán là gút và các u cục trên người được xác định là các u cục tophi thì trong các cục tophi đó là các tinh thể muối urat natri. Thuốc hạ acid uric máu có thể làm tan được các cục tophi này nhưng rất chậm, rất lâu dài kèm theo những tác dụng phụ của thuốc có thể còn làm gia tăng sự kết tủa của các tinh thể muối urat natri. Nếu sử dụng biện pháp này cần cân nhắc kỹ và nên lựa chọn biện pháp nào an toàn hơn.
Tôi bị bệnh gút đã 3 năm nay, những lúc đau đi xét nghiệm máu, khi thì acid uric máu tăng, khi thì bình thường. Vậy tôi có cần phải đi kiểm tra vi tinh thể urate natri không? Làm sao để phát hiện sự kết tủa của acid uric thành tinh thể muối urate trong cơ thể? Và kiểm tra ở đâu?
Thủ phạm gây nên cơn viêm khớp gút cấp là các vi tinh thể muối urat natri lắng đọng ở khớp gây viêm màng hoạt dịch. Những vi tinh thể này xuất hiện là do urat máu và dịch thể cao vượt điểm bão hòa. Bệnh nhân đang bị đợt gút cấp mà dùng thuốc hạ acid uric máu thì rất dễ bị tái phát nhiều đợt viêm khớp gút cấp vì hạ nhanh nồng độ acid uric máu sẽ tạo điều kiện làm các khối urat kết tủa cũng bị tan ra thành các vi tinh thể. - Hiện nay để phát hiện các tinh thể urat trong dịch khớp hoặc dịch tophi cần có kính hiển vi phân cực nền đen. - Giám tiếp: Thông qua kỹ thuật siêu âm khớp để phát hiện sự lắng đọng muối trên mặt khớp (hình ảnh đường đôi) hoặc siêu âm thấy sạn thận không cản quang. Hiện nay Viện Gút Tp.HCM đã triển khai các phương pháp này.
Tôi bị gút 1 năm nay và thường chỉ đau ở cổ chân trái. Vậy tôi có bị kết tủa muối urate không? Và kết tủa ở những chỗ nào?
Nếu bạn đã được chẩn đoán xác định là gút ở những cơ sở bệnh viện chuyên khoa dựa vạo các tiêu chuẩn chẩn đoán thì tất nhiên là phải có sự kết tủa của vi tinh thể muối urat natri ở các khớp. Vì phải có sự hình thành và kết tủa của vi tinh thể muối urat natri trong các khớp thì mới gây nên hiện tượng viêm khớp gút cấp. Kết tủa ở khớp vành tai, tổ chức quanh khớp, …
* Tôi bị bệnh gút 3 năm nay, khi bị sưng các khớp chân, khớp gối, mắt cá, khớp tay rất đau đớn không đi lại được, đi khám xét nghiệm máu thì bị bệnh gút, tôi phải dùng thuốc tây để giảm đau và chống viêm, sau đó 1 thời gian thì bị tái phát lại. Tôi nên làm gì?
Bác sĩ Nguyễn Thị Nguyệt Nga - Phòng khám đa khoa tư nhân Viện Gút: Bạn nên đến Viện gút để được khám và chẩn đoán bệnh một cách chính xác và có hướng điều trị bệnh gút một cách toàn diện. Không nên lạm dụng thuốc tây giảm đau chống viêm quá nhiều vì sẽ có rất nhiều tác dụng phụ.  
Viện gout tại Trần Quốc Hoàn Hả Nội có phải là chi nhánh của viện gout Thành phố Hồ Chí Minh không
Viện Gout Trần Quốc Hoàn không phải là chi nhánh của Viện Gút TP. HCM. Trung tâm điều trị Gút của Viện Gút TP.HCM cho bệnh nhân các tỉnh phía Bắc đại tại TP. Hải dương, Bạn có thể liên hệ với Văn Phòng đại diện của Viện Gút TP. HCM tại Ha Nội ở 170 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy.
Thưa quý vị : tôi là BN nhà ở kiên giang có mua nhà quận 7 cho 2 con học đại học. tôi khám và điều trị tại viên đc nửa tháng nay thấy bệnh đã khá hơn rất nhiều rồi. mấy năm qua tôi thường đi khám tổng quát tại bv hoàn mỹ. không biêt do đâu nhưng điều trị không đc tốt lắm. vừa qua tôi vào google: "phương phát điều trị gout" mới biết viện tuy mới điều trị nhưng đã thấy hiệu quả cao. tôi rất bận nên ít nghe điện thoại mong các cháu và BS thông cảm gởi mail dùm. có thể quý bạn đánh tên tôi trong google: đỗ quý hạo... sẽ biết rõ hơn về tôi. chân thành cám ơn: ĐỖ QUÝ HẠO
Chào anh Hạo, gửi mail cũng là một trong những cách liên lạc tốt mà chúng tôi đang duy trì để theo dõi, hướng dẫn, giúp những bệnh nhân Gút điều trị ngoại trú đạt kết quả tốt. Hy vọng anh sẽ phối hợp tốt với chúng tôi qua hình thức liên lạc này, đồng thời anh cũng cần duy trì chế độ tái khám định kỳ để BS đánh giá tiến triển điều trị
Thua,Bac sy. Sau mot dem ngu thuc day thi em thay mot vet do o cho bap dui da non,kich thuoc bang hat dau, sau do lan rong ra gap may chuc lan,kem theo khop xuong cua ngon chan cai va cac noi khac nhu xuong ban tay deu dau rat du doi, mot cam giac dau nhuc that kinh khungbac sy a,Em nam nay da 42 tuoi roi,Em co di kham voi Bac sy My, nhung Bac sy bao rang: vet do tren dui la do bi di ung,va bao em di ve, neu thay nong sot thi ngay mai tro lai, em that vong qua,nen mao muoi hoi Bac sy ve hien trang cua em, xin Bac sy vui long giai dap ho,xin chan thanh cam ta Bac sy...
Về nguyên tắc, chúng tôi cần phải khám trực tiếp mới có thể kết luận bạn bị bệnh gì. Bạn cũng chưa nói rõ cơn đau và những biểu hiện bạn mô ta đã hết chưa. Tuy nhiên qua mô tả, nhiều khả năng bạn bị cơn Gout cấp đầu tiên. Có thể nhiều tháng sau cơn Gút mới trở lại nhưng quy luật tái phát của nó cứ tăng dần. 
Trang : 1 2 3 4 5



Tên bạn *
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung *
  


Khảo sát dịch vụ 

Đánh giá của quý khách không chỉ giúp chúng tôi cải thiện mà còn cho phép chúng tôi cung cấp những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của quý khách hàng.

 Vui lòng quét mã mã vạch hoặc

Click vào đây để khảo sát

 

 Hỗ trợ Trực Tuyến 

Zalo Viện Gút

Tin tức nội bộ 

Tọa đàm khoa học “Chung tay để chiến thắng bệnh gút”.

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch

Thông báo nghỉ lễ 30/4 & ngày 1/5

Hình ảnh về bệnh gút

Các nhà khoa học chung tay vì bệnh nhân Gút

Viện Gút - 4 năm một khởi đầu lịch sử

Lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 02/09/2023

Viện Gút TP.HCM: Áp dụng siêu âm chẩn đoán sớm bệnh gút

Thông báo nghỉ tết âm lịch 2021

Thông báo lịch nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2017

 Bài Nhiều Người đọc 

Để gút không còn là nỗi đau

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch

Chương trình “Sống khoẻ sống lâu” về bệnh gút

Lễ ra mắt Viện nghiên cứu bệnh gút

Kinh nghiệm điều trị của môt bệnh nhân gout đã biến dạng chân tay

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout

Tìm kiếm nhanh 

Thông tin y khoa 

Thông báo thời gian làm việc trở lại sau Tết nguyên đán 2022

Sử dụng thuốc lợi tiểu và nhiều tác dụng không mong muốn

Thuốc làm tăng bệnh gút

Thịt đỏ giàu hàm lượng protein làm tăng nguy cơ suy thận

Thêm 12 người Sài Gòn nhiễm virus Zika

Hiểu đúng về bệnh lý khô dịch khớp

Tác dụng của các loại đậu đỗ

Bệnh nang gan có cần điều trị không ?

Người bệnh bỏ lơ biến chứng của bệnh gout

Những điều cần biết về cao huyết áp

CỔNG THÔNG TIN SỞ Y TẾ 

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

V/v triển khai Thông tư số 27/2021/TT-BYT quy định kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử

Về việc tổ chức khóa tập huấn đảm bảo chất lượng thuốc và quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt

Về thực hiện kết nối liên thông cơ sở bán buôn thuốc

Xem thêm

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIỆN GÚT

ĐC : 13A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Điện Thoại:
1900 6506
Giờ làm việc: Sáng từ: 06h30 - 11h30   Chiều từ: 13h30 - 16h30  Từ thứ 2 đến thứ 7

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:Số 0305122531 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 26 tháng 07 năm 2007

© 2008 - 2011

DMCA.com Protection Status